Giới Thiệu Về Đất Nước Đài Loan

https://www.google.com/maps/place/%E6%9D%8F%E5%90%88%E7%94%9F%E9%86%AB%E8%82%A1%E4%BB%BD%E6%9C%89%E9%99%90%E5%85%AC%E5%8F%B8%E5%8F%B0%E4%B8%AD%E5%88%86%E5%85%AC%E5%8F%B8/@23.9032554,120.7875039,8.25z/data=!4m5!3m4!1s0x0:0x5626e888b156e0d7!8m2!3d24.240616!4d120.509186Vài nét về đất nước – con người Đài Loan

Bản đồ Đài Loan

Tổng diện tích của Đài Loan là 38.000 km2 bao gồm đảo chính và một số hòn đảo nhỏ, vùng núi chiếm 1/3, độ cao so với mặt biển trên 1000 m.

Đảo chính với tên gọi là “Formosa “, có nghĩa là hòn đảo xinh đẹp, chiều dài 394 km và rộng 144km, phía Đông giáp với Thái Bình Dương, phía Nam giáp Biển Đông, phía Bắc là Đông Hải Trung Quốc gồm nhiều dãy núi dốc và bao phủ bởi hệ thực vật nhiệt đới và tiểu nhiệt đới.

2. Khí hậu

Đài Loan có khí hậu cận nhiệt đới với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với sự dịch chuyển mùa diễn ra rất rõ ràng, nên cần chuẩn bị quần áo theo mùa.

* Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4 vào buổi sáng và buổi tối trời lạnh còn ban ngày thời tiết ấm, núi đồi, cỏ hoa, cây cối tràn đầy sức sống, tháng 3 trời còn rét, tháng 4 trời ấm dần lên;

* Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8, thời tiết nóng ẩm nhiệt độ từ 25 đến 35oc, thường có nhiều mưa bão;

* Mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11, nhiệt độ từ 22 đến 25trong xanh, thời tiết đẹp, tháng 11 có những ngày lạnh như mùa đông;

* Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2, nhiệt độ thấp hơn 20oc, thường có mưa nhỏ.

3. Khu vực hành chính và dân số

Đài Loan có các khu vực hành chính bao gồm các thành phố và các huyện lỵ như sau:

1. Thành phố Đài Bắc là thủ phủ của lãnh thổ Đài Loan;

9. Huyện Đài Trung

17. Thành phố Cao Hùng

2. Thành Phố Tân Bắc

10. Huyện Chương Hoá

18. Huyện Cao Hùng

3. Thành phố Cơ Long

11. Huyện Nam Đầu

19. Huyện Bình Đông

4. Huyện Đào Viên

12. Huyện Vân Lâm

20. Huyện Nghi Lan

5 Thành phố Tân Trúc

13. Thành phố Gia Nghĩa

21. Huyện Hoa Liên

6. Huyện Tân Trúc

14. Huyện Gia Nghĩa

22. Huyện Đài Đông

7. Huyện Miêu Lật

15. Thành phố Đài Nam

23. Huyện Bành Hồ

8. Thành phố Đài Trung

16. Huyện Đài Nam

24. Huyện Kim Môn

 

Hiện nay Đài Loan có khoảng 23,5 triệu người, phân bố không đồng đều giữa các khu vực. Vùng núi mật độ trung bình 20 người/km2, vùng thành thị là 4.800 người/km2, thành phố Đài Bắc (ở phía Bắc) là nơi có mật độ dân số cao nhất, tiếp sau đó là thành phố Cao Hùng (ở phía Nam). Khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng và Đài Nam.

clip_image002

                                                          Ảnh Thành phố Đài Bắc

cao-hung-240x150

                                                           Ảnh Thành phố Cao Hùng

clip_image002

                                                           Ảnh Thành phố Đài Trung

Có bốn nhóm dân tộc chính: Bộ tộc bản xứ (1,7%); người Holo (73,3%); người Hakka (12%) và người ở tỉnh khác của Trung Quốc (13%). Người Holo, Hakka và người ở tỉnh khác của Trung Quốc thường được gọi là người Hán. Gần đây ở Đài Loan có những người định cư mới, như người Việt Nam và Philippin (những người đã kết hôn với người Đài Loan).

Người Đài Loan sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Hoa phổ thông và tiếng địa phương. Chữ viết là chữ Hán dạng phồn thể, người Đài Loan cũng sử dụng tiếng nước

ngoài như tiếng Nhật và tiếng Anh trong thương mại quốc tế .

4. Kinh tế

Mặc dù không được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng Đài Loan đượcvẫn được xem như là “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển vào hàng bậc nhất ở khu vực châu Á. Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đài Loan còn phát triển nhanh chóng về cả các ngành thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại. Xuất khẩu là động lực cung cấp chính cho công nghiệp hóa. Thặng dư thương mại và tiền dự trữ nước ngoài của Đài Loan được xếp vào loại lớn so với những nước phát triển. Có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số xí nghiệp ở Đài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Các xí nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan trong suốt 40 năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất. Mức thu nhập bình quân theo đầu người khoảng 20.000USD/năm.

Mạng lưới thông tin liên lạc của Đài Loan cũng rất phát triển, số lượng máy điện thoại vào loại cao nhất trên thế giới cho nên việc liên lạc bằng điện thoại, fax, emailcar nội địa và ra ngoài Đài Loan khá dễ dàng, thuận tiện. Bạn có thể gọi điện thoại ở các “bốt” điện thoại công cộng trên đường phố bằng cách mua thẻ gọi điện thoại bằng cách mua thẻ điện thoại trong những cửa hàng ELEVEN có trên toàn Đài Loan, tại đây còn có cả dịch vụ fax và một số dịch vụ khác.

4. Danh lam thắng cảnh và du lịch

- Đạm Thuỷ – Đài Bắc: Là phố cổ với phong các cổ xưa với các món ăn ngon, cảnh trí hấp dẫn của mặt trời buổi chiều ở biển.

Các món ăn đặc sắc: viên cá, đậu phụ bọc miến, tương cá, nước ô mai, ruốc cá, trứng sắt hiệu Bà Già;

Phương tiện giao thông: từ Đài Bắc đi tàu điện ngầm theo tuyến chỉ dẫn màu đỏ đến Đạm Thuỷ.

clip_image002

Sông Đạm Thuỷ- thành phố Đài Bắc

- Dương Minh Sơn – Đài Bắc: là một ngọn núi có phong cảnh đẹp quanh năm như Công viên quốc gia Dương Minh Sơn, Đại Đồn Sơn, Kình Thiên Cương, Trúc Tử Hồ… Trong đó mùa hoa vào mùa xuân và suối nước nóng vào mùa Đông thu hút đông khác du lịch nhất.

Món ăn đặc sắc: rau rừng, gà ta và các đặc sản của núi rừng.

Phương tiện giao thông:: đi xe buýt số 260 xuất phát từ ga Đài Bắc; xe buýt màu đỏ số 5 xuất phát từ trạm tàu điện ngầm Kiến Đàm.

clip_image001

                                                       Ảnh núi Dương Minh Sơn- Đài Bắc

- Phủ Thành – Đài Nam: là cố đô của Đài Loan với rất nhiều di tích cấp quốc gia nổi tiếng như Miếu Khổng Tử, Bình An Cổ Bảo, Ức Tái Kim Thành, Xích Khảm Lầu.

Món ăn đặc sắc: mì Đảm tử, bánh tôm, bánh mỳ hình quan tài, tào phớ.

Phương tiện giao thông: đi xe buýt xuất phát từ bến xe Đài Nam

- Tri Bản – Đài Đông: nằm ở phía đông Đài Loan, được nhiều người biết đến với các suối nước nóng nổi tiếng và các phong cảnh tự nhiên như núi non, khe suối, thác nước.

Món ăn đặc sắc: hoa kim trân, hoa lạc thần, quả na, trà hoa cúc.

Phương tiện giao thông: đi xe buýt Đỉnh Đông đến Tri Bản xuất phát từ thành phố Đài Đông.

- Thái Lỗ Các – Hoa Liên: nổi tiếng với các cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ như động Cửu Khúc, Thiên Trường, Thanh Thuỷ, Đoạn Nha, Trường Xuân, đường Bạcg Dương…

Món ăn đặc sắc: rau rừng, trà Sơn Tô, bánh khoai môn

Phương tiện giao thông: xe buýt Hoa Liên đến Thiên Trường xuất phát từ ga Hoa Liê

II. ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ

1. Phong tục, tập quán

Phong tục, tập quán của người Đài Loan chịu ảnh hưởng của Nho giáo, rất gần gũi với phong tục, tập quán của người Việt Nam, Đài Loan cũng sử dụng cả lịch dương và lịch âm, duy trì phong tục cúng lễ, đốt hương và vàng mã vào ngày rằm, mùng một và các ngày tết, ngày giỗ thờ cúng cha mẹ, tổ tiên như Việt Nam. Trong một gia đình thường sống chung các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cháu, người con trai lớn nhất trong gia đình sẽ có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ, lo việc thờ cúng, vì thế vị trí người con trai lớn nhất trong gia đình là rất quan trọng.

Người Đài Loan rất chăm chỉ trong công việc, có đời sống văn hoá phong phú, thích uống trà và có thói quen thưởng thức trà nóng trong các tách nhỏ, trà được chế biến có hương vị rất thơm ngon, khi uống thường san ra 2 cốc để thưởng thức hương thơm của trà từ cốc cao (gọi là cốc ngửi) sau đó mới uống trà ở cốc thấp hơn, một ấm trà được pha rất nhiều lần khi nào

Start, couple the payday loans portland oregon results quality like louis vuitton handbags amazing problems

thật loãng mới bỏ.

Một số đàn ông Đài Loan có thói quen ăn trầu, dọc các tuyến đường giao thông thường có các ki ốt nhỏ bán trầu do các cô gái trẻ đứng bán, đây cũng là một nét văn hoá riêng biệt của Đài Loan mà người nước ngoài rất thích thú được biết, được chụp ảnh.

 

anh1anh2

Ảnh Bán trầu cau trên đường phố ở Đài Loan

Văn hoá ẩm thực: người Đài Loan ăn cơm, mỳ, bánh bao và các loại bánh làm từ bột mỳ có nhân thịt bên trong… thức ăn hay xào nhiều dầu mỡ, hay nấu các món canh, lẩu, canh hầm, canh gà… ăn rất cay, ít ăn các món luộc, trong các món ăn hay nêm xì dầu (nước tương), ớt quả phơi khô, một số loại thuốc bắc nên thức ăn có mùi vị rất đặc trưng, ngoài ra hay làm các món mỳ nấu, bánh sủi cảo, vằn thắn, bánh bao, uống sữa đậu nành, trà sữa trân châu… có một món ăn mà người Đài Loan rất hay ăn là món đậu phụ thối, có một số người không ăn được vì ngửi mùi rất sợ, nhưng nếu ai ăn được thì rất thích.

Hình ảnh một số món ăn phổ biến ở Đài Loan

1. Trứngtrángsòbiển4

2. Trà sữa trân châu3

1. Đậu hũ thối

2. Bánh mì quan tài

6. Gua Bao

7. Mực nướng

clip_image002clip_image002

8. Bánh gạo Mochi

9. Xôi ống

10. Món Tian Bu La

2. Các ngày lễ tết theo phong tục của người Đài Loan

Giới thiệu 5 ngày Tết tiêu biểu nhất của Đài Loan, giúp người lao động tìm hiểu được phong tục tập quán và sớm thích nghi với cuộc sống tại Đài Loan.

a. Tết âm lịch (mồng 1 tháng 1 đến ngày rằm tháng 1 âm lịch)

Tết âm lịch là ngày Tết được coi trọng nhất của người Đài Loan, mọi nhà đều dọn dẹp trang hoàng nhà của thật đẹp, dán các câu đối Xuân để đón mừng năm mới, cả gia đình đoàn tụ cùng dùng bữa ăn tối vào “Đêm giao thừa”, tặng cho nhau những phong bao đỏ (lì xì), cầu chúc cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, để biểu tượng sự tốt lành, may mắn trong năm mới.

Các món ăn tiêu biểu trong dịp Tết: củ cải trắng thể hiện cho “Điềm may mắn”, cá thể hiện “cả năm dư dả”, cải canh (cải sống lâu) thể hiện “Trường thọ”, bánh tổ thể hiện“Thăng tiến”.

clip_image002

                                               Ảnh bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Đài Bắc

b. Tết Nguyên tiêu (ngày rằm tháng giêng âm lịch)

Vào đêm Tết nguyên tiêu, đèn lồng đỏ được treo khắp nơi, mọi người đi chơi đều xách đèn lồng, các chùa miếu sẽ trưng bày hoa đăng rất đặc biệt, các nơi cũng sẽ tổ chức hoạt động “Lễ hội hoa đăng” rất náo nhiệt. Món ăn tiêu biểu: chè trôi nước.

c. Tết Đoan ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch)

Vào ngày này, mọi người đều treo trước cửa nhà mình một bó cỏ xương bồ và cây ngải cứu, còn đeo bên mình một chiếc túi thơm để được bình an. Đúng 12 giờ trưa, có tập tục “Quả trứng dựng đứng”, các nơi tổ chức cuộc đua “Chèo thuyền rồng” vô cùng náo nhiệt. Món ăn tiêu biểu: bánh ú.

d. Tết Trung nguyên (ngày rằm tháng 7 âm lịch)

Chùa miếu khắp nơi đều tổ chức nhiều lễ cúng bái truyền thống trọng thể. Mọi nhà đều chuẩn bị thịt, rượu…rất thịnh soạn để cúng bái thần và cô hồn, cầu nguyện bình an.

đ. Tết Trung thu (ngày rằm tháng 8 âm lịch)

Ở Đài Loan tết Trung thu được tổ chức rất vui, ở nơi công cộng có các trò chơi, ca hát, nhảy múa và cùng nướng thịt ăn, có thể nướng tại nhà, ngoài công viên hay đi dã ngoại trên núi, ngoài biển… không khí rất sôi động. Buổi tối, mọi người trong gia đình cùng ngắm trăng, ăn bánh trung thu và bưởi, “Ăn bánh trung thu” có ý nghĩa đoàn tụ tốt đẹp, “Ăn bưởi” có ý nghĩa ông trăng phù hộ cho mình; Món ăn tiêu biểu: thịt nướng, bánh trung thu, bưởi.

clip_image002

                                                 Ảnh Đèn lồng rằm trung thu ở Đài Loan

Ngày kỷ niệm được nghỉ hàng năm :

- Ngày Tết dương lịch (1/1);

- Ngày kỷ niệm hoà bình (28/2);

- Ngày kỷ niệm cách mạng (29/3);

- Ngày Quốc tế lao động (1/5);

- Ngày Khổng tử và ngày Nhà giáo (28/9);

- Ngày Quốc khánh (10/10);

- Ngày sinh cố tổng thống Tưởng Giới Thạch (31/10);

- Ngày sinh của cố tổng thống Tôn Trung Sơn (12/11);

- Ngày Hiến pháp (25/12).

Các ngày được nghỉ theo quy định của pháp lệnh về lao động gồm:

- Ngày thành lập Đài Loan (2/1)

- Lễ hội mùa xuân, tết cổ truyền dân tộc (từ ngày 01- 03 tháng 1 âm lịch);

- Ngày bà mẹ, trẻ em (4/4 âm lịch)

- Tết Thanh minh (5/4 âm lịch);

- Ngày Tết Đoan ngọ (05/ 5 âm lịch);

- Ngày Tết Trung thu (15/ 8 âm lịch);

- Ngày lễ Quang phục 25/10.

- Ngày 30 tết (30/12 âm lịch).

3. Tín ngưỡng, tôn giáo

- Đạo Phật là tôn giáo có đông người theo nhất ở Đài Loan, có khoảng 4,9 triệu Phật tử.

 

clip_image002clip_image002

Ảnh chùa Long Sơn Tự- Đài Bắc

- Đạo Tin lành có khoảng 421.641 người.

- Đạo Thiên chúa có khoảng 295.742 người.

Nhà thờ Trung Sơn- Đài Bắc

- Đạo Hồi có khoảng 52.000 người.